Subscribe:

Cái chết của Quan Vân Trường

                                                Hoàng Thủy Hương
Những tinh thần vĩ đại luôn gặp phải
sự chống đối bạo lực từ những đầu óc tầm thường.
                                                Danh ngôn*

Trong Tam quốc diễn nghĩa, sau thế chân vạc đang được mở ra ở Tây Xuyên với sự chiến thắng của tập đoàn Lưu Bị - đánh chiếm Tứ Xuyên, đánh chiếm Hán Trung, thành lập Thục Hãn, Lưu Bị xưng vương… – thì ở Kinh Châu, sau những trận thắng ban đầu của quõn đội Thục Hỏn, là sự thất thủ từ từ, từng bước, dồn dập và bi thảm của chín quận Kinh Tương, cùng với cái chết lẫm liệt của Quan Vũ (**), một trong những anh hùng vĩ đại nhất của thời kỳ Tam quốc, đồng thời cũng là một trong những con người lỗi lạc của lịch sử và ký ức  của nhân dân Trung Hoa.
                                                *
Trước khi mất Kinh Châu, Quan Vân Trường đã lập nhiều chiến công hiển hách: đánh chiếm Tương Dương, lấp các cửa sông Khoái Khẩu, khơi dòng Tương Giang làm tràn ngập 7 đạo quân Tào, chặt đầu Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, vây hãm Phàn Thành. Nhưng đáng tiếc, do khinh địch và bị tên độc bắn trọng thương, lại sa vào phục binh Đông Ngô, Quan Vân Trường và con trai là Quan Bình bị bắt; không đầu hàng, không hoà nghị, và đã chết một cách kiêu dũng.
Cùng với cái chết của Quan Vân Trường, Kinh Châu - địa bàn chiến lược  của Thục Hán bị tan vỡ, mối quan hệ đồng minh với Tôn Ngô bị phá bỏ, thế chân vạc dần dần bị suy yếu, để sau này nhà Nguỵ, và sau nữa là nhà Tấn thôn tính Đông Ngô và Ba Thục, chấm hết thời Tam quốc, và cũng là chấm hết những nỗ lực và hy vọng cuối cùng về sự phục hưng một nhà Đại Hán trong thời đại lúc bấy giờ và cũng là trong suốt lịch sử Trung Hoa.                Nhưng đối với những người say mê Tam Quốc, Quan Vân Trường (QVT) mãi mãi bất tử. Và cho dù lịch sử thời Hậu Hán đã cách chúng ta hơn một nghìn bảy trăm năm, cái chết của QVT vẫn làm nhiều thế hệ người đọc phải đau đớn. Vượt qua mọi lý lẽ, bất chấp mọi thị phi, hình tượng QVT vẫn hiện lên uy nghi trong ký ức như một vị Thánh, một bậc Đại anh hùng trung nghĩa, trí dũng song toàn, một tượng trưng hoàn hảo và lớn lao nhất của lý tưởng về người quân tử theo đạo đức Khổng - Mạnh mà điểm nổi bật là tinh thần phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất (phú quý không thể lung lạc, nghèo khó không thể thay đổi, uy vũ không thể  khuất phục).
Và sự thực là người viết bài này, khi nhân danh hậu thế bàn luận về cái chết của QVT, đã cố hết sức khách quan, để bứt ra khỏi sự sùng bái đối với nhân vật và sức hấp dẫn mạnh mẽ của hình tượng QVT, người dũng tướng mà tâm hồn và nhân cách đã trở thành biểu tượng: mình cao chín thước, cưỡi trên lưng ngựa Xích thố, tay cầm ngang thanh long đao nặng tám mươi cân,… râu dài, mặt như hai quả táo nối nhau, mắt như sao băng! Sau khi chết, tương truyền, Quan Vũ vẫn hiển linh.
                                                          *
Phẩm cách căn bản của Quan Vũ là trung nghĩa, can trường và kiêu hãnh.
Đối với một võ tướng rường cột như Quan Vũ, trong suốt cuộc đời chinh chiến, lòng trung nghĩa đã trở thành một đức hạnh, một phẩm cách tuyệt vời. Có lẽ cội nguồn của đức hạnh và phẩm cách đó được bắt đầu từ lòng trung thực và chung thuỷ - một lòng trung thực cao quý và thuỷ chung như nhất. Phải có ai đã nói rằng nếu  không có lòng chung thuỷ, thì trên đời sẽ không có tình bạn, không có tình yêu, và cú lẽ khụng cú cả đức hạnh nữa ! Theo vậy, chung thuỷ  là một thuộc tính tình cảm  nằm trong bản chất nhân loại - cao quý, sâu nặng, nhưng cũng có thể đặc biệt tạo nờn sự bi thảm và lầm lạc.
QVT không lầm lạc. Trên đất nước Trung Hoa rộng lớn mênh mông, cổ xưa và tao loạn, QVT sinh ra để bất tử, để lập chiến công và để chết, cho sự thuỷ chung trọn nghĩa Vườn Đào và lời thề Phục Hán. Sự cám dỗ của vinh hoa, sự mua chuộc của đối phương, những hiểm nguy trong chiến trận; sự sa cơ, sự thất thế, và cả cái chết cũng không làm ông nao núng. Không bao giờ ông từ bỏ lý tưởng phục Hán và thay đổi lời thề. Chớnh vỡ thế, cuối cùng, QVT đã lựa chọn cái chết, như một sự tuẫn nạn.
Trong lịch sử nhân loại, tuẫn nạn chỉ có trong hành động của các  Thánh.
Trong các sử thi cổ đại, vào chính khoảnh khắc người võ sĩ hy sinh,  linh hồn họ sẽ đi về cõi bất tử.
 QVT là một  võ sĩ, đồng thời là một vị Thánh bất tử như  vậy.
*
Nếu như ta nghiên cứu cục diện Trung Hoa vào những năm cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên, khoảng 184, cho đến 219 – năm  Kiến An thứ 21, thời điểm diễn ra sự kiện cái chết của QVT làm chấn động toàn lục địa TQ thời Tam quốc, ta sẽ thấy nhà Hán (ở trung nguyên) bấy giờ đã già cỗi, bi đát, suy vi, rồi sau này mất hẳn về tay nhà Nguỵ; Tứ Xuyên, mặc dù tập đoàn Lưu Bị đã cố hết sức phục hồi và lập nên nhà Thục Hán, nhưng Thục Hán không thể tranh hùng, (sau cũng nhanh chóng mất về tay Nguỵ, Tấn). 
Nhận trọng trách bảo toàn Kinh Châu, QVT đã không thể xoay chuyển được thời thế. Đa só các nhà bình luận, dựa vào truyện Tam Quốc, đã cho rằng QVT đã quá kiêu ngạo và khinh địch.                                               
Nhưng thực ra, những bình luận đó chỉ nói lên cái nguyên nhân chủ quan; rằng QVT chỉ là một võ tướng chứ không phải là một nhà chiến lược. Giữ Kinh Châu và giữ luôn được dải đất Kinh Tương, vùng địa bàn quan trọng vì có thể thông sang cả ba miền bắc, tây và nam TQ; trong tình thế bấy giờ, khi hầu hết lực lượng quân sự của Lưu Bị đã tập trung chiếm lĩnh Tứ Xuyên, cho dù QVT có giỏi giang đến mấy, về lâu dài cũng không giữ được. Chống chọi một cách đơn độc cùng lúc với cả quân Nguỵ và Ngô - một đằng là kẻ thù chính của sự nghiệp phục Hán; một đằng là quân đồng minh hay tráo trở, những chiến thắng ban đầu của QVT không bền vững; sự thất bại là không tránh khỏi. Và đó là một thất bại lịch sử, một thất bại chiến lược!

(Trong phim truyền hình TQ, không thể nào quên tiếng quạ kêu thê thiết bay ngang con tuấn mã của QVT, và làn tuyết xám ảm đạm phủ mờ chiến địa nơi hai cha con QVT bị mai phục và bị bắt – một trường đoạn đáng khâm phục của điện ảnh Trung Hoa đã  khắc hoạ rất sõu nét trữ tình sử thi bi tráng). 
QVT không xoay chuyển được thời vận. Bởi thời vận của nhà Hán như ông mong đợi - đã không tới; bởi nhà Hán từ lúc bắt đầu đến lúc sinh thời QVT, lịch sử đã đi qua 400 năm và vai trũ của nhà Hỏn đó hết nhưng lý tưởng phục Hán vẫn sống mãnh liệt. Và điều đó, chính các soạn giả của Tam Quốc đó nhận thức được, nhưng chặt đứt sự luyến tiếc đối với quá khứ là một điều không thể.
Và Trung Quốc, cũng như hầu hết các dân tộc châu á cổ đại, và không phải chỉ cổ đại, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, quá khứ vẫn là một cái gì đó được tôn thờ và luôn luôn sống giữa thực tại, làm mê hoặc thực tại***; và dường như trải qua bao nhiêu thế kỷ, con người vẫn đi xuyên thời gian hằng tìm kiếm cho mình những ảo vọng, những lý tưởng về thực tại, trong khi thực chất, những lý tưởng đó lại ở phía sau thực tại và thuộc về quá khứ. Bị cầm tù bởi tư tưởng Trung quân, phục Hán, ngoài cái chết, QVT không còn con đường nào khác.
                                                *
Sống ở thời hiện đại, chúng ta có thể đã xem nhẹ tư tưởng Trung quân. Bởi chính ta không phải chịu sự ràng buộc khắc nghiệt của quan hệ vua tôi, cũng như không được sống trong lý tưởng tớnh của đạo trung quân đó – cái lý tưởng gắn kết người chiến sỹ vào một đấng quân vương duy nhất, vào lãnh tụ duy nhất; và vì người đó, người chiến sỹ cần hy sinh cả mạng sống của mình. Điều đó vừa là nghĩa vụ, vừa là đức hạnh, lại vừa là niềm vinh quang của giới võ sỹ thời cổ đại phong kiến. Vì  vào những thời đại đó, vua là đại diện cao nhất, thiêng liêng nhất của xã tắc. Và vì qua thời đại Tam quốc, lịch sử Trung Hoa đã chọn QVT chứ không phải ai khác, để ký thác đạo lý tận trung và tinh thần thượng võ của xứ sở này. Huống chi, về con người, lòng trung quân của QVT còn hàm chứa bên trong một tình yêu sâu xa của tình anh em và nghĩa Vườn Đào!
                                                *
Một câu hỏi đặt ra là: tại sao QVT từng có thể kết giao với Tào Tháo, mà không thể kết giao với Tôn Quyền, trong khi Tôn Quyền đang hùng cứ ở Giang Đông và muốn thật lòng giao hảo?
…Có lẽ ở đây, lịch sử đã chạm vào giới hạn của những giá trị. Cái chết khốc liệt xảy ra cũng bởi sự va chạm của các giá trị. Bởi chính Tôn Quyền đã giết QVT, chứ không phải Tào Tháo.
Dưới con mắt của QVT, Tôn Quyền, cỏi con chuột mắt biếc râu tía như cách miệt thị của QVT, liệu có phải thuộc về một tộc Đại Hán thuần chủng? Cho dù Tôn Quyền xuất thân từ một dòng họ có thế lực, nhưng chính hành động sát hại QVT đã đẩy ông ta từ hàng hào kiệt xuống hạng một tiểu nhân; cũng như việc mai phục để bắt và để giết bằng được QVT, tuy có làm một gã trẻ tuổi vô danh như Lục Tốn nổi danh, nhưng trong con mắt của người TQ, trước QVT, Lục Tốn chẳng là gì. Bởi thực tế, một kẻ tầm thường bé mọn vẫn thường tự náu mình, và không phải một kẻ lớn nhất mới có thể đánh bại được kẻ lớn nhất (R.Perot),  chân giá trị của cuộc sống vẫn là: Một người hùng mạnh ngay khi bị suy sụp vẫn còn hơn những kẻ hèn yếu khi nó vùng lên.
Tương quan giữa QVT và những kẻ kia là vậy.

 Tào Tháo khác hẳn Tôn Quyền. Là người anh hùng chí lớn bao trùm thiên hạ, biết kính trọng và yêu quý nhân tài, không khi nào Tào Tháo lợi dụng tình thế để bức hại QVT. Ngược lại, Tào Tháo cam kết thực hiện ý nguyện của ụng,  hết lòng trọng thị và đã trao tặng ngựa quý, đã cùng văn võ bỏ quan mhội mừng - ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, khi lên ngựa thưởng một nén vàng, khi xuống ngựa thưởng một nén bạc, lại xin án phong hầu, …,   Tam quốc chí  kể rằng ngay cả khi QVT đã chết, Tào Tháo vẫn nhớ thương, một hôm sai bưng đầu QVT để trước mặt và hỏi: Tướng quân lâu nay vẫn mạnh khoẻ chứ?Lúc ấy, đầu QVT cảm ứng mở bừng mắt, râu tóc dựng cả lên.
Về một phương diện nào đó, có thể nói mối tình hay mối ân tình của Tào Tháo và QVT trong Tam quốc mới là mối ân tình đẹp nhất, vì nó vượt lên trên lợi ích của phe phái, vì nó, trong một thời đại hỗn loạn đang cần một sức mạnh và một trật tự sắp đặt lại, đã dành cho con người một vị thế đẹp nhất, xứng đáng với tinh thần thượng võ. Và ngay từ thời cổ đại, đất nước Trung Hoa, bất chấp bạo lực và sự phi nghĩa, những con người chân chính đã biết sống và tự bảo toàn trong các giá trị. ****
Tam quốc diễn nghĩa, một tác phẩm miêu tả một thời đại suy kiệt và suy vong của một triều đại mà hay như vậy, lớn lao như vậy. Với cách đó, nó cũng nói lên rằng Trung Hoa, từ cổ xưa là một đất nước vĩ đại; vì đã gìn giữ được cho dân tộc Trung Hoa và nhân loại những giá trị trường tồn, trong sự kỡnh chống những lực lượng tầm thường, phi nhân và bạo lực. Nhưng với cách đó, số phận của QVT là vậy; và lịch sử, không chi Trung Hoa, từng diên ra những bi kịch đáng tiếc như vậy.
Phải chi lịch sử vân cứ lặp lại như một định mệnh hay có thể khác được chăng? Những con ngươi uư tú như QVT trong thời đại ngày nay và mai sau có thể tránh được những bi kịch như thế chăng?
Và cái mà độc giả, mà ta hình dung như là những con đường bỏ ngỏ, như là những ngã rẽ của lịch sử và số phận, liệu có hiện ra như một phép lạ cứu thoát nhân vật; hay như một logic thông minh hơn của lich sử và tư tưởng, có thể làm thay đổi cả số phận lịch sử nhân loại?.

……………………………………………………………………

*Elstein.
 ** hiệu là Vân Trường.
***Bằng chứng là Tam quốc diễn nghĩa luôn luôn được bình luận, biên soạn, diễn giải, đóng tuồng…và vào cuối TKXX, là sự ra đời hoành tráng của bộ phim truyền hình nhiều tập TQDN.
**** Cũng cần phải nói rằng ngay với Lưu Bị, khi Lưu Bị thất thế, âm thầm nuụi chớ chống lại Tháo, nhưng biết Lưu Bị là bậc anh hùng, Tào Tháo vẫn dung nạp và không truy đuổi.

                                                          HTH

(đó đăng trên T/c Hồn Việt tháng 8 năm 2009)


Người Trung Hoa đương thời và hậu thế tôn vinh QVT như một vị Thánh, tức tựa như Thượng Đế hay Chúa Ki tô của người  Âu;  không phải chỉ vì tấm gương tuẫn nạn, mà vì  một chân  giá trị cao quý, công bằng và có tầm vóc sinh tồn. Tấm gương trung liệt của QVT hiển hiện như một lẽ sống.
                                    
Cái chết của QVT, và sau này là cái chết của những người anh em kết nghĩa với QVT và cái chết của Khổng Minh, nói lên vận mệnh của nhà Hán đã hết và sự vượt qua của lịch sử. Có thể lịch sử đã dành một phần vĩ thanh cho sự nghiệp phục Hán của Khổng Minh, nhưng lại dàn dựng và tập trung tấn bi kịch, sự hiểm nguy nơi QVT, như một sự thách thức tinh thần thượng võ của thời đại Tam quốc, và như một sự thử thách cao cả của tinh thần trung liệt. Sự thất thủ của Kinh Châu là một định mệnh, và cái chết của QVT là một tất yếu.
Khi nghiên cứu nhân loại, ý thức, tâm linh và tn ti, một nhà tư tưởng đã than: Rơi vào tay Thượng đế sống thực là một điều khủng khiếp. Nhưng còn khủng khiếp hơn nữa nếu ta rơI vào tay sự  quên lãng Thượng Đế sống thực.

…Nhưng cái cách trọng thị của Tào Tháo, cái cách QVT nhận hoặc khước từ sự vinh hoa… để giữ vẹn lòng trung nghĩa thì thật là đẹp. Có lẽ tác giả La Quán Trung qua nhân vật QVT và Tào Tháo, đã mang vào cho văn học thế giới, sự độc đáo của tính cách, đạo lý, tình cảm và vẻ đẹp của tinh thần thượng võ trung Hoa. một kẻ nhân cách tầm thường
 Và bằng chứng của sự mê hoặc đó là việc sáng tạo ra tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung vào thế kỷ XIV, việc biên soạn lại Tam Quốc  của Mao Tôn Cương thế kỷ XVII, và việc xây dựng thành tác phẩm điện ảnh của 5 đạo diễn mới đây của Trung Quốc.
Có lẽ khát vọng phục Hán có thể mang lại lợi ích vô cùng to lớn do nó bị cuốn vào sự hợp nhất với tư tưởng chính thống đương thời; vì thế mà trong mấy mươi tập phim đầu, nhân vật đóng vai Lưu Bị – người muốn phục hưng nhà Hán thì trẻ, nhân từ, sáng láng và hoạt bát, còn nhân vật đóng vai
TàoTháo – người muốn đạp đổ nhà Hán thì gian hùng, tàn bạo, lụ khụ và mê tín; mặc dầu về tuổi tác, khi mỗi bên khởi nghiệp, cả hai đều trẻ, đặc biệt là Tào Tháo.




Gặp gỡ nhà thơ trong THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN

                  
                                                                             Phng Hoàng
BBT TĐ:
Bài bình có nhan đề trên được Phụng Hoàng  viết trong những ngày sóng gió nhất, khi tập “THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIANcủa nhà thơ Hữu Thỉnh đang trên đường tới Lễ trao giải thưởng Thơ Việt Nam năm 2007, và khi tác giả cũng như bạn đọc trong nước mãi đến trước tháng 8 năm 2010 vẫn còn chưa hình dung ra niềm cảm mến sâu xa mà thơ Hữu Thỉnh (cùng thơ Lò Ngân Sủn) đã thốt nhiên mang lại cho Festival Thơ quốc tế Đài Bắc 2001 với bao nhiêu ngỡ ngàng, yêu quý và trân trọng.
Là một trong hai tác phẩm xuất sắc được nhận giải thưởng HỒ CHÍ MINH 2012, “THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN một lần nữa khẳng định chân giá trị của tập thơ, đồng thời cũng nói lên sức thẩm thấu và khả năng thẩm định chính xác của người bình và của nhiều bạn đọc yêu mến tài năng thơ Hữu Thỉnh. 
Sau đây THI ĐÀN xin đăng lại toàn văn bài bình của Phụng Hoàng về tập thơ trên, nhân kỉ niệm sự kiện THƠ HỮU THỈNH lọt vào vòng chung khảo giải thưởng Văn học nghệ thuật Bắc Cali (Hoa Kỳ) 2012, và nhân dịp năm mới 2015, với sự cộng tác nhiệt thành của tác giả bài bình.
                                                *
                   Thu hết mọi âm thanh thành một sắc áo vàng
                   Cõi Thiện xa xăm, câu kinh vư­ợt dốc
                   Bao nhiêu kỳ quan che không kín những gì lầm lạc
                    Mây vừa đi vừa ngoái lại trông ngư­ời
                                      (Ngẫu cảm)

         Đối với Hữu Thỉnh, nhân loại và thời gian đang trở về với thơ hiện đại, không phải bằng con đư­ờng xư­a của vĩnh cửu, mà là từ những giá trị và những dự cảm - cao th­ượng và đau khổ, lớn lao và tự kỷ, kỳ vĩ và không hoàn hảo, hệt như­ nhân loại của  thế kỷ mà chúng ta đang sống. Đ­ược tặng giải thư­ởng quốc gia 2006, trở thành một hiện tư­ợng và giao điểm văn học, trong bối cảnh của thời hiện tại, tập thơ Th­ương l­ượng với thời gian lập tức trở nên tiên tri và lặng lẽ chứa đựng trong nó một tâm cảm, một nội lực về sức mạnh, nghị lực và lòng can đảm.
                                                          *
          Lựa chọn khoảng giao thời thế kỷ XX-XXI làm trục khởi, tập thơ mở đầu bằng một  phức hợp của bao nhiêu ­ưu tư­, chờ mong, nao nức mà nhà thơ mang theo trong cuộc đời khi anh đồng hành cùng thời đại trên con tàu - thời gian để bư­ớc sang thế kỷ; quãng giữa hiện thực sống và kỷ niệm, và khép lại bằng một cảm xúc thanh lọc, chắt ra từ thời gian và hiện hữu, hạnh phúc và dang dở.
          Tổ chức một thi pháp như­ thế đủ hình thành một thi tứ trong thơ Hữu Thỉnh.  Và bằng vào cách đó, tập thơ cho ta một cái nhìn về nhà thơ - tư­ thế của con ngư­ời trong suốt quá trình đối diện, đối thoại, song hành và suy tư­ im lặng trư­ớc thời gian, tr­ước trách nhiệm lớn lao của cuộc sống, khi thế kỷ XX vừa chỉ mới trôi qua và để lại bên dư­ới con tàu những khó khăn mênh mông, nguyên uỷ và bí ẩn như­ đại dư­ơng cùng những câu nghẹn hỏi buồn thương từ mặt đất không tìm ra lời đáp vô vọng của bầu trời (1).                          
                                                          *
          Với một thi pháp giản dị, thơ Hữu Thỉnh mang đến cho bạn đọc nhiều ý tư­ởng, đạt dào và hàm xúc. Những ng­ười đi lại phía tôi cho thấy nhà thơ nhân hậu đã chào đón ngư­ời-cùng-thời với bao hân hoan, như­ hình t­ượng - bản ngã của một cây xanh tư­ơi đầy bóng mát, nh­ư phẩm cách thuỷ chung của ngôi sao Hôm mỗi chiều lại hiện trong lòng giếng, nhẫn nại sẻ chia, yên ủi và lấp lánh dịu hiền:
                     Những ng­ười đi lại phía tôi
               Bao nhiêu bóng mát một lời lá bay
                                       Mặc ai xô dạt mỗi ngày
                                   Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao Hôm
Bình sinh Nguyễn Trãi có cõu thơ thật hay viết về cõy trỳc và bóng núi:
          Nguyệt xuyên há dễ thấu lòng trúc
          N­ước chảy âu khôn xiết bóng non
          (Ánh trăng dù sáng đến đâu cũng không soi thấu đ­ược lòng cây trúc.
N­ước sông  dầu chảy xiết đến đâu cũng không làm mòn đ­ược bóng núi in xuống lòng sông)    
     Câu thơ Nguyễn Trãi nhằm hiển thị một bản thể cao quý không gì thay đổi, còn câu thơ Hữu Thỉnh diễn tả lòng khoan dung, thuỷ chung với con ng­ười, vốn là một phẩm tính thi ca làm nên g­ương mặt và tõm hồn nhà thơ đối với cuộc sống.                                     
                                                     *                                                       
        Cho ng­ơi đọc nhận ra một bản lĩnh, một nhân cách, một tính cách - đó là nhờ khi nhà thơ nhận thức ra rằng cuộc sống bỗng trở nên như­ một thực thể kinh nghiệm đầy khiếp hãi và cần phải chế phục:
         Đụng một kẻ ngấm đủ mặt cái ác/ Sống một ngày lội qua cả kiếp ng­ười/
         Ăn nói khó hơn, yêu ghét khó hơn/Đi suốt ngày đời vẫn nguyên chỗ cũ.
         Để phác thảo một tình trạng đáng buồn của hiện thực, thay vì tiếng thét, Thương lượng với thời gian đã đóng lên thập giá những miếng vá sống, với tinh thần của một thi pháp hậu hiện đại:
                   Đố kỵ/ gian manh/ thấp khớp/ tháo dạ.
                   Th­ương cảm/ phản thùng/ khoan dung/ thớ lợ                        
                                                          *
...Nh­ưng có lẽ nghệ thuật sẽ không đ­ược bảo toàn nếu nh­ư không có một trạng thái khác xuất hiện và chiếm một vị thế căn bản trong thi ca - trạng thái của tình yêu và tính trữ tình. Đó là khi trong Ngẫu cảm,  nhà thơ bỗng phát hiện Con Ngư­ời và Nhân loại  đích thực của anh, cao quý và rực rỡ. Đó là khi anh ngắm nhìn đại d­ương trên con tàu - thời gian và suy tư­ về nhiệm vụ trồng lại cỏ - làm tái sinh những mầm sống nguyên sơ ở thế kỷ thứ XX. Đó là khi anh đi men theo những ngọn khói quê nghèo và âu yếm viết  thư­ Gửi bạn triền sông*; là khi anh cảm nhận những phút giây nguy hiểm của Ngư­ời đồng chí gỡ mìn*; là khi anh sẻ chia những đau dớn, mệt nhọc và đuối sức của ng­ười Thợ lặn cầu Thăng Long*... Đó là  khoảnh khắc khi nhà thơ kiên nhẫn lách qua  cặn lắng mỏi mệt của mỗi ngày để tìm mình nguyên vẹn dư­ới đáy cốc của hy vọng (Cặn lắng)*. Đó là khi anh khao khát những gié vàng lại tụ hội vàng tư­ơi  trong Mùa hoàn hảo - bức tranh - kiệt tác của thiên nhiên thần thánh (Ngư­ời làm mùa*). Và đó còn là những nhớ tiếc  trong anh, về một giấc mơ biển dạt dào và một bóng cây trong biếc không v­ương một bụi trần (Vừa trong mơ cùng tôi*)Anh nghe trong dang dở, tiếng gào thét hư­ vô của gió bão (Dang dở)...Rồi kỉ niệm, kỉ niệm choàng lên kỉ niệm. Và ngư­ời con gái ấy mới đẹp làm sao - như­ một Tố nữ, hồn nhiên, ki -ờu sa và trong sáng:
M­ười bảy tuổi chắc gì m­ưa ­ướt áo / Em đứng so le bên mùa ngâu                    Em  chọn mùa ngâu để tha hồ lãng quên tha hồ mơ mộng
                    Anh đi qua không gặp mắt em nhìn
          Ngư­ời con gái ấy đi xa, dẫu nàng đã có đ­ược tình th­ương yêu trong ngư­ời mẹ hiền hậu của anh:
 ...Mẹ mong em vấp phải cầu vồng
                   Mẹ nhờ cuốc kêu / Cuốc kêu nhỏ máu/
                   Mẹ nhờ khói bếp  / Trời ngắt khói đem đi
          Và Anh Ngư­ời con trai đi tìm nàng, qua bao nhiêu gian khổ. Mư­ời năm anh không gặp đ­ược nàng. Như­ng thay bằng gặp nàng, anh đã gặp Đất Ngày-Thư­ờng(3) - Đất nhân dân - Đất Mới - để trái tim anh đ­ược thức tỉnh vì một tình yêu khác nữa:
                   Ta đã qua những địa  bàn nguy hiểm
                   Những ngư­ời hiền vư­ơng vít giữa rơm khô
          Ngư­ời đọc như­ cảm thấy hơi thở gày gùa - hồn thiêng cao khiết của các trường ca.                                                                                                                                                             *
          Hữu Thỉnh rất giỏi trong việc tổ chức các câu thơ.
          Ví nh­ư lối phô diễn gọn gàng của nghệ thuật hậu hiện đại mô tả lỏt cắt  một tình trạng hiện thực cấp chót đang làm chua xót chúng ta:
          Bất hạnh của buổi sáng /  để lại dấu vết trên cửa sổ
          từ đâu đó                       / vẳng lại những lời bùn
          Tôi cảm thấy  có ai đang bị làm nhục                           
Kẻ phản phúc vừa lau tay sạch sẽ / c­ời súng sính / trong bộ cánh thớ lợ.
 (Bất hạnh)*                          
Để tạo một hiện hữu xa vắng, ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh lại dựng nên ảo ảnh t­ưng bừng của không gian một ngàn gư­ơng - rồi cho ảo ảnh biến mất cũng cùng trong thế giới ngàn g­ương xa vắng ấy (Xa vắng)*.
Để diễn tả cái khoảnh khắc bất tử lần đầu bắt gặp mắt ng­ười yêu, nhà thơ đã ví mình nh­ư một đôi cánh chuồn rực rỡ bị chấm nhựa bối rối không bay lên đ­ược trong khoảng không bao la của một ngày - t­ươi - sáng:
Anh đã một lần chạm phải mắt em
Và từ đó anh không sao gỡ nổi
Anh cứ nh­ư  một đôi cánh chuồn chuồn
Bị chấm nhựa trong ngày t­ươi sáng ấy.
(Một lần).
Với một cảm thức gần nh­ư tôn giáo, thơ Hữu Thỉnh đã viết về tình yêu - không tự dotình yêu - bị cầm giữ trong những phát hiện rất cao và rất sâu về Con Ngư­ời - viết hoa, Con Ng­ười - tuyệt đẹp, Con Ngư­ời - tinh tuý, báu vật của thế gian:                          
          Lọc hết bùn đi /  Còn chút gì sót lại / Đấy là anh sau những vui buồn
Tắt mất ngày rồi /          Còn chút gì sống đ­ược /Đấy là em -  rực rỡ Sao Hôm.
 (Lọc*)
                                                *
Thơ Hữu Thỉnh trở lại với bạn đọc như­ một tự hát, như­ một tự say mê. Không nhiều bài mới. Nh­ưng nhiều bài xư­a chư­a chạm mắt ngư­ời bình, vậy mà vẫn v­ượt qua thời gian, và v­ượt qua nhiều tập thơ khác nữa. Như­ thế chẳng đáng quý lắm sao. Và như­ thế chẳng đã nói lên đẳng cấp trong thơ anh sao!
Và nhà thơ, chắc hẳn khi hoà vào cuộc thư­ơng l­ượng với thời gian  mà một bộ phận loài ng­ười đặt ra với quá nhiều cam go và nghiêm trang mũ áo, đã nhìn ra tính chất đùa chơi vô tăm tích của Tạo hoá, những ván cờ mà các quân cờ đều chết như­ ngả rạ, và cho phép mình tự giải thoát khỏi ảo mộng huyễn hoặc về một th­ước đo vĩnh cửu, và về một thời gian không khởi cũng không tàn.            
                                                *
         
Mư­ời bảy tuổi chắc gì mư­a ­ướt áo /Mẹ mong em vấp phải cầu vồng/
Ng­ười ta bảo em đã sang Phụng Hiệp /Anh xuống đò Phụng Hiệp tìm em 
                   Lục bình trôi tránh  mặt
...Ng­ười ta bảo em rẽ qua Kênh Sáng/Anh rẽ bùn qua Kênh Sáng tìm em
                            
Thi sỹ, Anh thấy không, thơ Anh - cuộc đời và thiên nhiên một lần nữa trong hiện thực và kỉ niệm lại tấu lên tư­ng bừng khúc hợp ca mùa thu, khúc hợp ca của bao nhiêu khát khao, hy vọng và hẹn ­ước:
          Nếu em không hứa em quay lại / Cá chẳng hơi đâu đớp bóng cầu
Nếu em không hứa em quay lại / Sáo chẳng rủ đàn đổ xuống l­ưng trâu              
.........................................................................................
(1) ý thơ, rút ra từ bài  Nghẹn:
          Thế kỷ trôi qua /  Còn nguyên đại d­ương ở phía d­ưới con tàu
          Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu / Ta im lặng vỡ quỏ nhiều mõy tr ắng
                             Cú g ỡ mới - ngày đi hay cát đến?
                   Có gì vui? Gió thổi lấy lòng cây
                   Có gì bền? Nhân nghĩa có còn đây?
                             Ta im lặng vì quá nhiều mây trắng.
(*) Nhan đề một số bài thơ trong tập Th­ương lư­ợng với thời gian.
(2) Tên của bản trư­ờng ca trích trong thi phẩm.     
                                     

PHỤ ĐỀ:
Một tập thơ được tuyển chọn từ Thư mùa đông và Trường ca biển của nhà thơ Hữu Thỉnh (Việt Nam) vừa được chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh đó lọt vào vũng chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bắc Cali (Hoa Kỳ). Đây là một trong ba đề cử (cùng với tập thơ của Hữu Thỉnh cũn cú hai tỏc phẩm nữa của một nhà văn Italia, một họa sĩ Nhật Bản) phần dịch thuật các tác giả nước ngoài của giải thưởng nói trên.
Theo nhà báo kiêm dịch giả Nguyễn Quý Đức thì thông qua nhà thơ cựu chiến binh nổi tiếng George Evant, ông đã làm quen với thơ Hữu Thỉnh và dành một khoảng thời gian ba năm cùng với một nhà thơ Hoa Kỳ dịch thơ Hữu Thỉnh. Ông Nguyễn Quý Đức cho rằng: Thơ Hữu Thỉnh giàu chất tự nhiên, thoát ý và nói được nhiều điều. Qua tập thơ này, độc giả Hoa Kỳ có điều kiện hiểu thêm một phần văn học Việt Nam đương đại.
Trong tập thơ có hai bài đáng chú ý: HỏiTự thú. Nếu ví việc làm thơ như việc dụng võ, thì bài Hỏi đạt đến mức vô chiêu về mặt thủ pháp dựng tứ, triển khai tứ. Bài thơ được tác giả khai thác những chi tiết gần gũi và bao hàm ý nghĩa sâu xa. Bên cạnh những từ thật văn xuôi là một từ  thật thơ. ấy là từ sống trong "đất sống với đất, nước sống với nước, cỏ sống với cỏ". Tác giả phát hiện ra sự giản dị gây hiệu quả nghệ thuật ngạc nhiên: Đất tôn nhau cao, nước làm đầy nhau, cỏ đan xen vào nhau làm nên những chân trời. Cuối bài thơ, tác giả sử dụng: Tôi hỏi người sống với người như thế nào? làm điệp khúc. Điệp khúc này buông ra, tạo ra khoảng trống câu hỏi, cho người đọc tự lấp đầy những câu trả lời. Và đằng sau Hỏi là những dấu chấm.
Bài Tự thú tuy uyển chuyển, mềm mại về mạch thơ, nhịp thơ, nhưng vẫn lắng sâu dằn vặt. Sự đột biến bắt đầu từ hai câu: Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu/ Cây đổ về nơi không có vết rìu. Kéo theo hai câu thơ trên là một loạt câu thơ "đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu", rồi khép lại một tâm trạng qua một câu thơ ấn tượng dữ dội: Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.
Lâu nay, thơ Hữu Thỉnh  là thứ thơ viết theo lối "lạt mềm buộc chặt", lấy sự cân bằng giữa tình và lý làm trọng, lấy tình để tải ý và hòa lý vào tình. Thơ ông thường có ý tứ rõ ràng và thường được triển khai trên cái trục của cảm xúc và nghề thơ. Thơ ông mềm mại, đằm thắm, nhuần nhuyễn ở hình thức nhưng lại cương cường, dữ dội, rộng mở ở nội dung. Với thơ, ông coi kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm là cần thiết và tối quan trọng.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bắc Cali là giải thưởng thường niên dành cho tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và dịch thuật của Hiệp hội Phê bình Bắc Cali có từ 23 năm nay. Riêng năm 2004, giải có thêm phần dịch thuật các tác giả nước ngoài.
Nhân dịp này, xin giới thiệu một trong số nhiều bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hữu Thỉnh:                               
  Tự thú
                             Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
                             Cây đỏ về nơi không có vết rìu
                             Ôi, hoa tặng chiều nay ai giẫm nát
                             Mưa dập vỡ trên đường em trở gót 
                             Người yêu thơ chết vì những đòn văn
                             Người say biển bị dập vùi trong sóng
                             Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
                             Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi!
                                                                   Đặng Huy Giang HNM









Cái chết của Quan Vân Trường


                                                Hoàng Thủy Hương
Những tinh thần vĩ đại luôn gặp phải
sự chống đối bạo lực từ những đầu óc tầm thường.
                                                Danh ngôn*

Trong Tam quốc diễn nghĩa, sau thế chân vạc đang được mở ra ở Tây Xuyên với sự chiến thắng của tập đoàn Lưu Bị - đánh chiếm Tứ Xuyên, đánh chiếm Hán Trung, thành lập Thục Hãn, Lưu Bị xưng vương… – thì ở Kinh Châu, sau những trận thắng ban đầu của quõn đội Thục Hỏn, là sự thất thủ từ từ, từng bước, dồn dập và bi thảm của chín quận Kinh Tương, cùng với cái chết lẫm liệt của Quan Vũ (**), một trong những anh hùng vĩ đại nhất của thời kỳ Tam quốc, đồng thời cũng là một trong những con người lỗi lạc của lịch sử và ký ức  của nhân dân Trung Hoa.
                                                *
Trước khi mất Kinh Châu, Quan Vân Trường đã lập nhiều chiến công hiển hách: đánh chiếm Tương Dương, lấp các cửa sông Khoái Khẩu, khơi dòng Tương Giang làm tràn ngập 7 đạo quân Tào, chặt đầu Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, vây hãm Phàn Thành. Nhưng đáng tiếc, do khinh địch và bị tên độc bắn trọng thương, lại sa vào phục binh Đông Ngô, Quan Vân Trường và con trai là Quan Bình bị bắt; không đầu hàng, không hoà nghị, và đã chết một cách kiêu dũng.
Cùng với cái chết của Quan Vân Trường, Kinh Châu - địa bàn chiến lược  của Thục Hán bị tan vỡ, mối quan hệ đồng minh với Tôn Ngô bị phá bỏ, thế chân vạc dần dần bị suy yếu, để sau này nhà Nguỵ, và sau nữa là nhà Tấn thôn tính Đông Ngô và Ba Thục, chấm hết thời Tam quốc, và cũng là chấm hết những nỗ lực và hy vọng cuối cùng về sự phục hưng một nhà Đại Hán trong thời đại lúc bấy giờ và cũng là trong suốt lịch sử Trung Hoa.                Nhưng đối với những người say mê Tam Quốc, Quan Vân Trường (QVT) mãi mãi bất tử. Và cho dù lịch sử thời Hậu Hán đã cách chúng ta hơn một nghìn bảy trăm năm, cái chết của QVT vẫn làm nhiều thế hệ người đọc phải đau đớn. Vượt qua mọi lý lẽ, bất chấp mọi thị phi, hình tượng QVT vẫn hiện lên uy nghi trong ký ức như một vị Thánh, một bậc Đại anh hùng trung nghĩa, trí dũng song toàn, một tượng trưng hoàn hảo và lớn lao nhất của lý tưởng về người quân tử theo đạo đức Khổng - Mạnh mà điểm nổi bật là tinh thần phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất (phú quý không thể lung lạc, nghèo khó không thể thay đổi, uy vũ không thể  khuất phục).
Và sự thực là người viết bài này, khi nhân danh hậu thế bàn luận về cái chết của QVT, đã cố hết sức khách quan, để bứt ra khỏi sự sùng bái đối với nhân vật và sức hấp dẫn mạnh mẽ của hình tượng QVT, người dũng tướng mà tâm hồn và nhân cách đã trở thành biểu tượng: mình cao chín thước, cưỡi trên lưng ngựa Xích thố, tay cầm ngang thanh long đao nặng tám mươi cân,… râu dài, mặt như hai quả táo nối nhau, mắt như sao băng! Sau khi chết, tương truyền, Quan Vũ vẫn hiển linh.
                                                          *
Phẩm cách căn bản của Quan Vũ là trung nghĩa, can trường và kiêu hãnh.
Đối với một võ tướng rường cột như Quan Vũ, trong suốt cuộc đời chinh chiến, lòng trung nghĩa đã trở thành một đức hạnh, một phẩm cách tuyệt vời. Có lẽ cội nguồn của đức hạnh và phẩm cách đó được bắt đầu từ lòng trung thực và chung thuỷ - một lòng trung thực cao quý và thuỷ chung như nhất. Phải có ai đã nói rằng nếu  không có lòng chung thuỷ, thì trên đời sẽ không có tình bạn, không có tình yêu, và cú lẽ khụng cú cả đức hạnh nữa ! Theo vậy, chung thuỷ  là một thuộc tính tình cảm  nằm trong bản chất nhân loại - cao quý, sâu nặng, nhưng cũng có thể đặc biệt tạo nờn sự bi thảm và lầm lạc.
QVT không lầm lạc. Trên đất nước Trung Hoa rộng lớn mênh mông, cổ xưa và tao loạn, QVT sinh ra để bất tử, để lập chiến công và để chết, cho sự thuỷ chung trọn nghĩa Vườn Đào và lời thề Phục Hán. Sự cám dỗ của vinh hoa, sự mua chuộc của đối phương, những hiểm nguy trong chiến trận; sự sa cơ, sự thất thế, và cả cái chết cũng không làm ông nao núng. Không bao giờ ông từ bỏ lý tưởng phục Hán và thay đổi lời thề. Chớnh vỡ thế, cuối cùng, QVT đã lựa chọn cái chết, như một sự tuẫn nạn.
Trong lịch sử nhân loại, tuẫn nạn chỉ có trong hành động của các  Thánh.
Trong các sử thi cổ đại, vào chính khoảnh khắc người võ sĩ hy sinh,  linh hồn họ sẽ đi về cõi bất tử.
 QVT là một  võ sĩ, đồng thời là một vị Thánh bất tử như  vậy.
*
Nếu như ta nghiên cứu cục diện Trung Hoa vào những năm cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên, khoảng 184, cho đến 219 – năm  Kiến An thứ 21, thời điểm diễn ra sự kiện cái chết của QVT làm chấn động toàn lục địa TQ thời Tam quốc, ta sẽ thấy nhà Hán (ở trung nguyên) bấy giờ đã già cỗi, bi đát, suy vi, rồi sau này mất hẳn về tay nhà Nguỵ; Tứ Xuyên, mặc dù tập đoàn Lưu Bị đã cố hết sức phục hồi và lập nên nhà Thục Hán, nhưng Thục Hán không thể tranh hùng, (sau cũng nhanh chóng mất về tay Nguỵ, Tấn). 
Nhận trọng trách bảo toàn Kinh Châu, QVT đã không thể xoay chuyển được thời thế. Đa só các nhà bình luận, dựa vào truyện Tam Quốc, đã cho rằng QVT đã quá kiêu ngạo và khinh địch.                                               
Nhưng thực ra, những bình luận đó chỉ nói lên cái nguyên nhân chủ quan; rằng QVT chỉ là một võ tướng chứ không phải là một nhà chiến lược. Giữ Kinh Châu và giữ luôn được dải đất Kinh Tương, vùng địa bàn quan trọng vì có thể thông sang cả ba miền bắc, tây và nam TQ; trong tình thế bấy giờ, khi hầu hết lực lượng quân sự của Lưu Bị đã tập trung chiếm lĩnh Tứ Xuyên, cho dù QVT có giỏi giang đến mấy, về lâu dài cũng không giữ được. Chống chọi một cách đơn độc cùng lúc với cả quân Nguỵ và Ngô - một đằng là kẻ thù chính của sự nghiệp phục Hán; một đằng là quân đồng minh hay tráo trở, những chiến thắng ban đầu của QVT không bền vững; sự thất bại là không tránh khỏi. Và đó là một thất bại lịch sử, một thất bại chiến lược!

(Trong phim truyền hình TQ, không thể nào quên tiếng quạ kêu thê thiết bay ngang con tuấn mã của QVT, và làn tuyết xám ảm đạm phủ mờ chiến địa nơi hai cha con QVT bị mai phục và bị bắt – một trường đoạn đáng khâm phục của điện ảnh Trung Hoa đã  khắc hoạ rất sõu nét trữ tình sử thi bi tráng). 
QVT không xoay chuyển được thời vận. Bởi thời vận của nhà Hán như ông mong đợi - đã không tới; bởi nhà Hán từ lúc bắt đầu đến lúc sinh thời QVT, lịch sử đã đi qua 400 năm và vai trũ của nhà Hỏn đó hết nhưng lý tưởng phục Hán vẫn sống mãnh liệt. Và điều đó, chính các soạn giả của Tam Quốc đó nhận thức được, nhưng chặt đứt sự luyến tiếc đối với quá khứ là một điều không thể.
Và Trung Quốc, cũng như hầu hết các dân tộc châu á cổ đại, và không phải chỉ cổ đại, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, quá khứ vẫn là một cái gì đó được tôn thờ và luôn luôn sống giữa thực tại, làm mê hoặc thực tại***; và dường như trải qua bao nhiêu thế kỷ, con người vẫn đi xuyên thời gian hằng tìm kiếm cho mình những ảo vọng, những lý tưởng về thực tại, trong khi thực chất, những lý tưởng đó lại ở phía sau thực tại và thuộc về quá khứ. Bị cầm tù bởi tư tưởng Trung quân, phục Hán, ngoài cái chết, QVT không còn con đường nào khác.
                                                *
Sống ở thời hiện đại, chúng ta có thể đã xem nhẹ tư tưởng Trung quân. Bởi chính ta không phải chịu sự ràng buộc khắc nghiệt của quan hệ vua tôi, cũng như không được sống trong lý tưởng tớnh của đạo trung quân đó – cái lý tưởng gắn kết người chiến sỹ vào một đấng quân vương duy nhất, vào lãnh tụ duy nhất; và vì người đó, người chiến sỹ cần hy sinh cả mạng sống của mình. Điều đó vừa là nghĩa vụ, vừa là đức hạnh, lại vừa là niềm vinh quang của giới võ sỹ thời cổ đại phong kiến. Vì  vào những thời đại đó, vua là đại diện cao nhất, thiêng liêng nhất của xã tắc. Và vì qua thời đại Tam quốc, lịch sử Trung Hoa đã chọn QVT chứ không phải ai khác, để ký thác đạo lý tận trung và tinh thần thượng võ của xứ sở này. Huống chi, về con người, lòng trung quân của QVT còn hàm chứa bên trong một tình yêu sâu xa của tình anh em và nghĩa Vườn Đào!
                                                *
Một câu hỏi đặt ra là: tại sao QVT từng có thể kết giao với Tào Tháo, mà không thể kết giao với Tôn Quyền, trong khi Tôn Quyền đang hùng cứ ở Giang Đông và muốn thật lòng giao hảo?
…Có lẽ ở đây, lịch sử đã chạm vào giới hạn của những giá trị. Cái chết khốc liệt xảy ra cũng bởi sự va chạm của các giá trị. Bởi chính Tôn Quyền đã giết QVT, chứ không phải Tào Tháo.
Dưới con mắt của QVT, Tôn Quyền, cỏi con chuột mắt biếc râu tía như cách miệt thị của QVT, liệu có phải thuộc về một tộc Đại Hán thuần chủng? Cho dù Tôn Quyền xuất thân từ một dòng họ có thế lực, nhưng chính hành động sát hại QVT đã đẩy ông ta từ hàng hào kiệt xuống hạng một tiểu nhân; cũng như việc mai phục để bắt và để giết bằng được QVT, tuy có làm một gã trẻ tuổi vô danh như Lục Tốn nổi danh, nhưng trong con mắt của người TQ, trước QVT, Lục Tốn chẳng là gì. Bởi thực tế, một kẻ tầm thường bé mọn vẫn thường tự náu mình, và không phải một kẻ lớn nhất mới có thể đánh bại được kẻ lớn nhất (R.Perot),  chân giá trị của cuộc sống vẫn là: Một người hùng mạnh ngay khi bị suy sụp vẫn còn hơn những kẻ hèn yếu khi nó vùng lên.
Tương quan giữa QVT và những kẻ kia là vậy.

 Tào Tháo khác hẳn Tôn Quyền. Là người anh hùng chí lớn bao trùm thiên hạ, biết kính trọng và yêu quý nhân tài, không khi nào Tào Tháo lợi dụng tình thế để bức hại QVT. Ngược lại, Tào Tháo cam kết thực hiện ý nguyện của ụng,  hết lòng trọng thị và đã trao tặng ngựa quý, đã cùng văn võ bỏ quan mhội mừng - ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, khi lên ngựa thưởng một nén vàng, khi xuống ngựa thưởng một nén bạc, lại xin án phong hầu, …,   Tam quốc chí  kể rằng ngay cả khi QVT đã chết, Tào Tháo vẫn nhớ thương, một hôm sai bưng đầu QVT để trước mặt và hỏi: Tướng quân lâu nay vẫn mạnh khoẻ chứ?Lúc ấy, đầu QVT cảm ứng mở bừng mắt, râu tóc dựng cả lên.
Về một phương diện nào đó, có thể nói mối tình hay mối ân tình của Tào Tháo và QVT trong Tam quốc mới là mối ân tình đẹp nhất, vì nó vượt lên trên lợi ích của phe phái, vì nó, trong một thời đại hỗn loạn đang cần một sức mạnh và một trật tự sắp đặt lại, đã dành cho con người một vị thế đẹp nhất, xứng đáng với tinh thần thượng võ. Và ngay từ thời cổ đại, đất nước Trung Hoa, bất chấp bạo lực và sự phi nghĩa, những con người chân chính đã biết sống và tự bảo toàn trong các giá trị. ****
Tam quốc diễn nghĩa, một tác phẩm miêu tả một thời đại suy kiệt và suy vong của một triều đại mà hay như vậy, lớn lao như vậy. Với cách đó, nó cũng nói lên rằng Trung Hoa, từ cổ xưa là một đất nước vĩ đại; vì đã gìn giữ được cho dân tộc Trung Hoa và nhân loại những giá trị trường tồn, trong sự kỡnh chống những lực lượng tầm thường, phi nhân và bạo lực. Nhưng với cách đó, số phận của QVT là vậy; và lịch sử, không chi Trung Hoa, từng diên ra những bi kịch đáng tiếc như vậy.
Phải chi lịch sử vân cứ lặp lại như một định mệnh hay có thể khác được chăng? Những con ngươi uư tú như QVT trong thời đại ngày nay và mai sau có thể tránh được những bi kịch như thế chăng?
Và cái mà độc giả, mà ta hình dung như là những con đường bỏ ngỏ, như là những ngã rẽ của lịch sử và số phận, liệu có hiện ra như một phép lạ cứu thoát nhân vật; hay như một logic thông minh hơn của lich sử và tư tưởng, có thể làm thay đổi cả số phận lịch sử nhân loại?.

……………………………………………………………………

*Elstein.
 ** hiệu là Vân Trường.
***Bằng chứng là Tam quốc diễn nghĩa luôn luôn được bình luận, biên soạn, diễn giải, đóng tuồng…và vào cuối TKXX, là sự ra đời hoành tráng của bộ phim truyền hình nhiều tập TQDN.
**** Cũng cần phải nói rằng ngay với Lưu Bị, khi Lưu Bị thất thế, õm thầm nuụi chớ chống lại Thỏo, nhưng biết Lưu Bị là bậc anh hùng, Tào Tháo vẫn dung nạp và không truy đuổi.

                                                          HTH

(đó đăng trờn T/c Hồn Việt tháng 8 năm 2009)






Người Trung Hoa đương thời và hậu thế tôn vinh QVT như một vị Thánh, tức tựa như Thượng Đế hay Chúa Ki tô của người  Âu;  không phải chỉ vì tấm gương tuẫn nạn, mà vì  một chân  giá trị cao quý, công bằng và có tầm vóc sinh tồn. Tấm gương trung liệt của QVT hiển hiện như một lẽ sống.      
 Cái chết của QVT, và sau này là cái chết của những người anh em kết nghĩa với QVT và cái chết của Khổng Minh, nói lên vận mệnh của nhà Hán đã hết và sự vượt qua của lịch sử. Có thể lịch sử đã dành một phần vĩ thanh cho sự nghiệp phục Hán của Khổng Minh, nhưng lại dàn dựng và tập trung tấn bi kịch, sự hiểm nguy nơi QVT, như một sự thách thức tinh thần thượng võ của thời đại Tam quốc, và như một sự thử thách cao cả của tinh thần trung liệt. Sự thất thủ của Kinh Châu là một định mệnh, và cái chết của QVT là một tất yếu.
Khi nghiên cứu nhân loại, ý thức, tâm linh và tn ti, một nhà tư tưởng đã than: Rơi vào tay Thượng đế sống thực là một điều khủng khiếp. Nhưng còn khủng khiếp hơn nữa nếu ta rơI vào tay sự  quên lãng Thượng Đế sống thực.

…Nhưng cái cách trọng thị của Tào Tháo, cái cách QVT nhận hoặc khước từ sự vinh hoa… để giữ vẹn lòng trung nghĩa thì thật là đẹp. Có lẽ tác giả La Quán Trung qua nhân vật QVT và Tào Tháo, đã mang vào cho văn học thế giới, sự độc đáo của tính cách, đạo lý, tình cảm và vẻ đẹp của tinh thần thượng võ trung Hoa. một kẻ nhân cách tầm thường
 Và bằng chứng của sự mê hoặc đó là việc sáng tạo ra tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung vào thế kỷ XIV, việc biên soạn lại Tam Quốc  của Mao Tôn Cương thế kỷ XVII, và việc xây dựng thành tác phẩm điện ảnh của 5 đạo diễn mới đây của Trung Quốc.
Có lẽ khát vọng phục Hán có thể mang lại lợi ích vô cùng to lớn do nó bị cuốn vào sự hợp nhất với tư tưởng chính thống đương thời; vì thế mà trong mấy mươi tập phim đầu, nhân vật đóng vai Lưu Bị – người muốn phục hưng nhà Hán thì trẻ, nhân từ, sáng láng và hoạt bát, còn nhân vật đóng vai
TàoTháo – người muốn đạp đổ nhà Hán thì gian hùng, tàn bạo, lụ khụ và mê tín; mặc dầu về tuổi tác, khi mỗi bên khởi nghiệp, cả hai đều trẻ, đặc biệt là Tào Tháo.