Subscribe:

Gặp gỡ nhà thơ trong THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN

                  
                                                                             Phng Hoàng
BBT TĐ:
Bài bình có nhan đề trên được Phụng Hoàng  viết trong những ngày sóng gió nhất, khi tập “THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIANcủa nhà thơ Hữu Thỉnh đang trên đường tới Lễ trao giải thưởng Thơ Việt Nam năm 2007, và khi tác giả cũng như bạn đọc trong nước mãi đến trước tháng 8 năm 2010 vẫn còn chưa hình dung ra niềm cảm mến sâu xa mà thơ Hữu Thỉnh (cùng thơ Lò Ngân Sủn) đã thốt nhiên mang lại cho Festival Thơ quốc tế Đài Bắc 2001 với bao nhiêu ngỡ ngàng, yêu quý và trân trọng.
Là một trong hai tác phẩm xuất sắc được nhận giải thưởng HỒ CHÍ MINH 2012, “THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN một lần nữa khẳng định chân giá trị của tập thơ, đồng thời cũng nói lên sức thẩm thấu và khả năng thẩm định chính xác của người bình và của nhiều bạn đọc yêu mến tài năng thơ Hữu Thỉnh. 
Sau đây THI ĐÀN xin đăng lại toàn văn bài bình của Phụng Hoàng về tập thơ trên, nhân kỉ niệm sự kiện THƠ HỮU THỈNH lọt vào vòng chung khảo giải thưởng Văn học nghệ thuật Bắc Cali (Hoa Kỳ) 2012, và nhân dịp năm mới 2015, với sự cộng tác nhiệt thành của tác giả bài bình.
                                                *
                   Thu hết mọi âm thanh thành một sắc áo vàng
                   Cõi Thiện xa xăm, câu kinh vư­ợt dốc
                   Bao nhiêu kỳ quan che không kín những gì lầm lạc
                    Mây vừa đi vừa ngoái lại trông ngư­ời
                                      (Ngẫu cảm)

         Đối với Hữu Thỉnh, nhân loại và thời gian đang trở về với thơ hiện đại, không phải bằng con đư­ờng xư­a của vĩnh cửu, mà là từ những giá trị và những dự cảm - cao th­ượng và đau khổ, lớn lao và tự kỷ, kỳ vĩ và không hoàn hảo, hệt như­ nhân loại của  thế kỷ mà chúng ta đang sống. Đ­ược tặng giải thư­ởng quốc gia 2006, trở thành một hiện tư­ợng và giao điểm văn học, trong bối cảnh của thời hiện tại, tập thơ Th­ương l­ượng với thời gian lập tức trở nên tiên tri và lặng lẽ chứa đựng trong nó một tâm cảm, một nội lực về sức mạnh, nghị lực và lòng can đảm.
                                                          *
          Lựa chọn khoảng giao thời thế kỷ XX-XXI làm trục khởi, tập thơ mở đầu bằng một  phức hợp của bao nhiêu ­ưu tư­, chờ mong, nao nức mà nhà thơ mang theo trong cuộc đời khi anh đồng hành cùng thời đại trên con tàu - thời gian để bư­ớc sang thế kỷ; quãng giữa hiện thực sống và kỷ niệm, và khép lại bằng một cảm xúc thanh lọc, chắt ra từ thời gian và hiện hữu, hạnh phúc và dang dở.
          Tổ chức một thi pháp như­ thế đủ hình thành một thi tứ trong thơ Hữu Thỉnh.  Và bằng vào cách đó, tập thơ cho ta một cái nhìn về nhà thơ - tư­ thế của con ngư­ời trong suốt quá trình đối diện, đối thoại, song hành và suy tư­ im lặng trư­ớc thời gian, tr­ước trách nhiệm lớn lao của cuộc sống, khi thế kỷ XX vừa chỉ mới trôi qua và để lại bên dư­ới con tàu những khó khăn mênh mông, nguyên uỷ và bí ẩn như­ đại dư­ơng cùng những câu nghẹn hỏi buồn thương từ mặt đất không tìm ra lời đáp vô vọng của bầu trời (1).                          
                                                          *
          Với một thi pháp giản dị, thơ Hữu Thỉnh mang đến cho bạn đọc nhiều ý tư­ởng, đạt dào và hàm xúc. Những ng­ười đi lại phía tôi cho thấy nhà thơ nhân hậu đã chào đón ngư­ời-cùng-thời với bao hân hoan, như­ hình t­ượng - bản ngã của một cây xanh tư­ơi đầy bóng mát, nh­ư phẩm cách thuỷ chung của ngôi sao Hôm mỗi chiều lại hiện trong lòng giếng, nhẫn nại sẻ chia, yên ủi và lấp lánh dịu hiền:
                     Những ng­ười đi lại phía tôi
               Bao nhiêu bóng mát một lời lá bay
                                       Mặc ai xô dạt mỗi ngày
                                   Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao Hôm
Bình sinh Nguyễn Trãi có cõu thơ thật hay viết về cõy trỳc và bóng núi:
          Nguyệt xuyên há dễ thấu lòng trúc
          N­ước chảy âu khôn xiết bóng non
          (Ánh trăng dù sáng đến đâu cũng không soi thấu đ­ược lòng cây trúc.
N­ước sông  dầu chảy xiết đến đâu cũng không làm mòn đ­ược bóng núi in xuống lòng sông)    
     Câu thơ Nguyễn Trãi nhằm hiển thị một bản thể cao quý không gì thay đổi, còn câu thơ Hữu Thỉnh diễn tả lòng khoan dung, thuỷ chung với con ng­ười, vốn là một phẩm tính thi ca làm nên g­ương mặt và tõm hồn nhà thơ đối với cuộc sống.                                     
                                                     *                                                       
        Cho ng­ơi đọc nhận ra một bản lĩnh, một nhân cách, một tính cách - đó là nhờ khi nhà thơ nhận thức ra rằng cuộc sống bỗng trở nên như­ một thực thể kinh nghiệm đầy khiếp hãi và cần phải chế phục:
         Đụng một kẻ ngấm đủ mặt cái ác/ Sống một ngày lội qua cả kiếp ng­ười/
         Ăn nói khó hơn, yêu ghét khó hơn/Đi suốt ngày đời vẫn nguyên chỗ cũ.
         Để phác thảo một tình trạng đáng buồn của hiện thực, thay vì tiếng thét, Thương lượng với thời gian đã đóng lên thập giá những miếng vá sống, với tinh thần của một thi pháp hậu hiện đại:
                   Đố kỵ/ gian manh/ thấp khớp/ tháo dạ.
                   Th­ương cảm/ phản thùng/ khoan dung/ thớ lợ                        
                                                          *
...Nh­ưng có lẽ nghệ thuật sẽ không đ­ược bảo toàn nếu nh­ư không có một trạng thái khác xuất hiện và chiếm một vị thế căn bản trong thi ca - trạng thái của tình yêu và tính trữ tình. Đó là khi trong Ngẫu cảm,  nhà thơ bỗng phát hiện Con Ngư­ời và Nhân loại  đích thực của anh, cao quý và rực rỡ. Đó là khi anh ngắm nhìn đại d­ương trên con tàu - thời gian và suy tư­ về nhiệm vụ trồng lại cỏ - làm tái sinh những mầm sống nguyên sơ ở thế kỷ thứ XX. Đó là khi anh đi men theo những ngọn khói quê nghèo và âu yếm viết  thư­ Gửi bạn triền sông*; là khi anh cảm nhận những phút giây nguy hiểm của Ngư­ời đồng chí gỡ mìn*; là khi anh sẻ chia những đau dớn, mệt nhọc và đuối sức của ng­ười Thợ lặn cầu Thăng Long*... Đó là  khoảnh khắc khi nhà thơ kiên nhẫn lách qua  cặn lắng mỏi mệt của mỗi ngày để tìm mình nguyên vẹn dư­ới đáy cốc của hy vọng (Cặn lắng)*. Đó là khi anh khao khát những gié vàng lại tụ hội vàng tư­ơi  trong Mùa hoàn hảo - bức tranh - kiệt tác của thiên nhiên thần thánh (Ngư­ời làm mùa*). Và đó còn là những nhớ tiếc  trong anh, về một giấc mơ biển dạt dào và một bóng cây trong biếc không v­ương một bụi trần (Vừa trong mơ cùng tôi*)Anh nghe trong dang dở, tiếng gào thét hư­ vô của gió bão (Dang dở)...Rồi kỉ niệm, kỉ niệm choàng lên kỉ niệm. Và ngư­ời con gái ấy mới đẹp làm sao - như­ một Tố nữ, hồn nhiên, ki -ờu sa và trong sáng:
M­ười bảy tuổi chắc gì m­ưa ­ướt áo / Em đứng so le bên mùa ngâu                    Em  chọn mùa ngâu để tha hồ lãng quên tha hồ mơ mộng
                    Anh đi qua không gặp mắt em nhìn
          Ngư­ời con gái ấy đi xa, dẫu nàng đã có đ­ược tình th­ương yêu trong ngư­ời mẹ hiền hậu của anh:
 ...Mẹ mong em vấp phải cầu vồng
                   Mẹ nhờ cuốc kêu / Cuốc kêu nhỏ máu/
                   Mẹ nhờ khói bếp  / Trời ngắt khói đem đi
          Và Anh Ngư­ời con trai đi tìm nàng, qua bao nhiêu gian khổ. Mư­ời năm anh không gặp đ­ược nàng. Như­ng thay bằng gặp nàng, anh đã gặp Đất Ngày-Thư­ờng(3) - Đất nhân dân - Đất Mới - để trái tim anh đ­ược thức tỉnh vì một tình yêu khác nữa:
                   Ta đã qua những địa  bàn nguy hiểm
                   Những ngư­ời hiền vư­ơng vít giữa rơm khô
          Ngư­ời đọc như­ cảm thấy hơi thở gày gùa - hồn thiêng cao khiết của các trường ca.                                                                                                                                                             *
          Hữu Thỉnh rất giỏi trong việc tổ chức các câu thơ.
          Ví nh­ư lối phô diễn gọn gàng của nghệ thuật hậu hiện đại mô tả lỏt cắt  một tình trạng hiện thực cấp chót đang làm chua xót chúng ta:
          Bất hạnh của buổi sáng /  để lại dấu vết trên cửa sổ
          từ đâu đó                       / vẳng lại những lời bùn
          Tôi cảm thấy  có ai đang bị làm nhục                           
Kẻ phản phúc vừa lau tay sạch sẽ / c­ời súng sính / trong bộ cánh thớ lợ.
 (Bất hạnh)*                          
Để tạo một hiện hữu xa vắng, ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh lại dựng nên ảo ảnh t­ưng bừng của không gian một ngàn gư­ơng - rồi cho ảo ảnh biến mất cũng cùng trong thế giới ngàn g­ương xa vắng ấy (Xa vắng)*.
Để diễn tả cái khoảnh khắc bất tử lần đầu bắt gặp mắt ng­ười yêu, nhà thơ đã ví mình nh­ư một đôi cánh chuồn rực rỡ bị chấm nhựa bối rối không bay lên đ­ược trong khoảng không bao la của một ngày - t­ươi - sáng:
Anh đã một lần chạm phải mắt em
Và từ đó anh không sao gỡ nổi
Anh cứ nh­ư  một đôi cánh chuồn chuồn
Bị chấm nhựa trong ngày t­ươi sáng ấy.
(Một lần).
Với một cảm thức gần nh­ư tôn giáo, thơ Hữu Thỉnh đã viết về tình yêu - không tự dotình yêu - bị cầm giữ trong những phát hiện rất cao và rất sâu về Con Ngư­ời - viết hoa, Con Ng­ười - tuyệt đẹp, Con Ngư­ời - tinh tuý, báu vật của thế gian:                          
          Lọc hết bùn đi /  Còn chút gì sót lại / Đấy là anh sau những vui buồn
Tắt mất ngày rồi /          Còn chút gì sống đ­ược /Đấy là em -  rực rỡ Sao Hôm.
 (Lọc*)
                                                *
Thơ Hữu Thỉnh trở lại với bạn đọc như­ một tự hát, như­ một tự say mê. Không nhiều bài mới. Nh­ưng nhiều bài xư­a chư­a chạm mắt ngư­ời bình, vậy mà vẫn v­ượt qua thời gian, và v­ượt qua nhiều tập thơ khác nữa. Như­ thế chẳng đáng quý lắm sao. Và như­ thế chẳng đã nói lên đẳng cấp trong thơ anh sao!
Và nhà thơ, chắc hẳn khi hoà vào cuộc thư­ơng l­ượng với thời gian  mà một bộ phận loài ng­ười đặt ra với quá nhiều cam go và nghiêm trang mũ áo, đã nhìn ra tính chất đùa chơi vô tăm tích của Tạo hoá, những ván cờ mà các quân cờ đều chết như­ ngả rạ, và cho phép mình tự giải thoát khỏi ảo mộng huyễn hoặc về một th­ước đo vĩnh cửu, và về một thời gian không khởi cũng không tàn.            
                                                *
         
Mư­ời bảy tuổi chắc gì mư­a ­ướt áo /Mẹ mong em vấp phải cầu vồng/
Ng­ười ta bảo em đã sang Phụng Hiệp /Anh xuống đò Phụng Hiệp tìm em 
                   Lục bình trôi tránh  mặt
...Ng­ười ta bảo em rẽ qua Kênh Sáng/Anh rẽ bùn qua Kênh Sáng tìm em
                            
Thi sỹ, Anh thấy không, thơ Anh - cuộc đời và thiên nhiên một lần nữa trong hiện thực và kỉ niệm lại tấu lên tư­ng bừng khúc hợp ca mùa thu, khúc hợp ca của bao nhiêu khát khao, hy vọng và hẹn ­ước:
          Nếu em không hứa em quay lại / Cá chẳng hơi đâu đớp bóng cầu
Nếu em không hứa em quay lại / Sáo chẳng rủ đàn đổ xuống l­ưng trâu              
.........................................................................................
(1) ý thơ, rút ra từ bài  Nghẹn:
          Thế kỷ trôi qua /  Còn nguyên đại d­ương ở phía d­ưới con tàu
          Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu / Ta im lặng vỡ quỏ nhiều mõy tr ắng
                             Cú g ỡ mới - ngày đi hay cát đến?
                   Có gì vui? Gió thổi lấy lòng cây
                   Có gì bền? Nhân nghĩa có còn đây?
                             Ta im lặng vì quá nhiều mây trắng.
(*) Nhan đề một số bài thơ trong tập Th­ương lư­ợng với thời gian.
(2) Tên của bản trư­ờng ca trích trong thi phẩm.     
                                     

PHỤ ĐỀ:
Một tập thơ được tuyển chọn từ Thư mùa đông và Trường ca biển của nhà thơ Hữu Thỉnh (Việt Nam) vừa được chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh đó lọt vào vũng chung khảo Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bắc Cali (Hoa Kỳ). Đây là một trong ba đề cử (cùng với tập thơ của Hữu Thỉnh cũn cú hai tỏc phẩm nữa của một nhà văn Italia, một họa sĩ Nhật Bản) phần dịch thuật các tác giả nước ngoài của giải thưởng nói trên.
Theo nhà báo kiêm dịch giả Nguyễn Quý Đức thì thông qua nhà thơ cựu chiến binh nổi tiếng George Evant, ông đã làm quen với thơ Hữu Thỉnh và dành một khoảng thời gian ba năm cùng với một nhà thơ Hoa Kỳ dịch thơ Hữu Thỉnh. Ông Nguyễn Quý Đức cho rằng: Thơ Hữu Thỉnh giàu chất tự nhiên, thoát ý và nói được nhiều điều. Qua tập thơ này, độc giả Hoa Kỳ có điều kiện hiểu thêm một phần văn học Việt Nam đương đại.
Trong tập thơ có hai bài đáng chú ý: HỏiTự thú. Nếu ví việc làm thơ như việc dụng võ, thì bài Hỏi đạt đến mức vô chiêu về mặt thủ pháp dựng tứ, triển khai tứ. Bài thơ được tác giả khai thác những chi tiết gần gũi và bao hàm ý nghĩa sâu xa. Bên cạnh những từ thật văn xuôi là một từ  thật thơ. ấy là từ sống trong "đất sống với đất, nước sống với nước, cỏ sống với cỏ". Tác giả phát hiện ra sự giản dị gây hiệu quả nghệ thuật ngạc nhiên: Đất tôn nhau cao, nước làm đầy nhau, cỏ đan xen vào nhau làm nên những chân trời. Cuối bài thơ, tác giả sử dụng: Tôi hỏi người sống với người như thế nào? làm điệp khúc. Điệp khúc này buông ra, tạo ra khoảng trống câu hỏi, cho người đọc tự lấp đầy những câu trả lời. Và đằng sau Hỏi là những dấu chấm.
Bài Tự thú tuy uyển chuyển, mềm mại về mạch thơ, nhịp thơ, nhưng vẫn lắng sâu dằn vặt. Sự đột biến bắt đầu từ hai câu: Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu/ Cây đổ về nơi không có vết rìu. Kéo theo hai câu thơ trên là một loạt câu thơ "đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu", rồi khép lại một tâm trạng qua một câu thơ ấn tượng dữ dội: Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.
Lâu nay, thơ Hữu Thỉnh  là thứ thơ viết theo lối "lạt mềm buộc chặt", lấy sự cân bằng giữa tình và lý làm trọng, lấy tình để tải ý và hòa lý vào tình. Thơ ông thường có ý tứ rõ ràng và thường được triển khai trên cái trục của cảm xúc và nghề thơ. Thơ ông mềm mại, đằm thắm, nhuần nhuyễn ở hình thức nhưng lại cương cường, dữ dội, rộng mở ở nội dung. Với thơ, ông coi kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm là cần thiết và tối quan trọng.
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bắc Cali là giải thưởng thường niên dành cho tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và dịch thuật của Hiệp hội Phê bình Bắc Cali có từ 23 năm nay. Riêng năm 2004, giải có thêm phần dịch thuật các tác giả nước ngoài.
Nhân dịp này, xin giới thiệu một trong số nhiều bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hữu Thỉnh:                               
  Tự thú
                             Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
                             Cây đỏ về nơi không có vết rìu
                             Ôi, hoa tặng chiều nay ai giẫm nát
                             Mưa dập vỡ trên đường em trở gót 
                             Người yêu thơ chết vì những đòn văn
                             Người say biển bị dập vùi trong sóng
                             Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
                             Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi!
                                                                   Đặng Huy Giang HNM









0 nhận xét:

Đăng nhận xét